Các loại hình doanh nghiệp-P1

Cập nhật: 2016-12-12 15:51:11

Trước khi tiến hành thành lập doanh nghiệp hay tiến hành thay đổi loại hình doanh nghiệp thì bạn cần tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của loại hình công ty chúng ta dự định chuyển đổi để có thể đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.


Theo Luật doanh nghiệp quy định và phân chia ra 5 loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH Một Thành Viên, Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên, Công ty Cổ Phần, Công ty Hợp Doanh. Luật doanh nghiệp cũng quy định rõ ràng tính chất, đặc điểm, quy mô, cơ cấu tổ chức quản lý, quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu, nhược điểm riêng.


cong-ty5.PNG

Chọn loại hình kinh doanh


Loại hình Công ty TNHH Một Thành Viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Tùy thuộc vào ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.


cong-ty.PNG

Chọn loại hình doanh nghiệp


* Ưu điểm:

Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.

Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ dễ dàng ra quyết định trong các vấn đề.

* Nhược điểm:

Công ty TNHH Một Thành Viên không được giảm vốn điều lệ

http://vanphongchothuequantanbinh.com/