Các vấn đề khi thành lập công ty cổ phần

Cập nhật: 2016-12-12 15:51:11

Theo thống kê, mỗi tháng có hàng trăm doanh nghiệp đăng ký thành lập công ty trong đó có công ty cổ phần và hầu hết các doanh nghiệp chưa nắm rõ các loại hình doanh nghiệp cũng như loại hình doanh nghiệp mà mình muốn thành lập.


Vì vậy muốn thành lập công ty cổ phần, bạn phải đến gặp những trung tâm, những nơi uy tín để được hỗ trợ pháp lý và hỗ trợ kế toán/kê khai thuế, được hỗ trợ tư vấn bởi các chuyên viên giàu kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực luật doanh nghiệp để không gặp phải những vấn đề rắc rối khi thành lập công ty.


cong-ty7.PNG

Thành lập công ty cổ phần


Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp trong luật doanh nghiệp 2005, được thành lập và hoạt động với 3 thành viên là tối thiểu cùng góp vốn vào việc thành lập.

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ khi thành lập công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

  • Cổ đông có thể là một cá nhân, một tổ chức (là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước được ủy quyền,…) mua và sở hữu cổ phần của công ty tương ứng với phần vốn đóng góp vào công ty.

  • Số lượng cổ đông góp vốn tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa;

  • Cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;

  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng hoặc bán cổ phần của mình cho người khác tại bất kỳ thời điểm nào, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán (bao gồm cổ phiếu, trái phiếu,…) các loại để huy động vốn.

cac-loai-hinh-doanh-nghiep.PNG

Người điều hành công ty cổ phần

Người điều hành công ty cổ phần

Cấp ra quyết định cao nhất tại công ty cổ phần là Đại hội đồng cổ đông – đây là cuộc họp thường niên (có thể là bất thường) có sự góp mặt của tất cả các cổ đông của công ty. Họ sẽ bỏ phiếu bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát cho công ty. Tuy nhiên, chỉ có những cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời gian ít nhất là 6 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định theo Điều lệ công ty cổ phần mới có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm tổng giám đốc và giám đốc cho công ty cổ phần. Các giám đốc và tổng giám đốc của công ty cổ phần không được làm giám đốc hoặc tổng giám đốc của bất kỳ công ty nào khác.

http://vanphongchothuequantanbinh.com/