Chống thấm chân tường các công trình vào mùa mưa

Cập nhật: 2017-03-08 14:19:29

Trong các vị trí trong nhà thì chân thường và góc tường là vị trí có khả năng dễ bị thấm nước nhất, đặc biệt là vào mùa mưa. Khi mà bị thấm nước thì lâu ngày những vị trí đó sẽ bị nấm mốc, loang lổ ra làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sự bền vững của ngôi nhà cho thuê văn phòng quận Tân Bình, công ty, doanh nghiệp,...


Xác định nguyên nhân tường nhà bị thấm

Nguyên nhân chủ yếu mà dẫn đến việc các chân tường nhà, góc nhà thường bị hiện tượng thấm do nước tạo ra là do giữa hai bề mặt tường này và tường kia, giữa tường và sàn có khoảng cách nhỏ và có khoảng cách này là do trong quá trình thi công xây dựng, thợ xây không dùng đủ lượng loại vữa xi măng để lấp lại dẫn đến việc các lỗ rỗng xuất hiện giữa các viên gạch, dẫn đên việc thiếu liên kết giữa các vật liệu với nhau, từ đó nước có thể thấm và lan nhanh từ ngoài vào sâu trong chân tường.


chong-tam.PNG

Mưa thấm tường gây nấm mốc

Xem thêm: Kinh nghiệm lắp đặt hệ thống dây trong nhà


Tính chất của các vật liệu xây dựng thô như gạch, vữa xi măng, vôi là dễ hấp thụ nước, những loại vật liệu càng cũ, càng sử dụng lâu thì khả năng thấm hút nước càng nhanh, nước ban đầu khi bị hút vào sẽ từ từ ăn sâu vào trông và lan lên trên, khi mà lượng nước lâu ngày ngấm vào tới phần gạch lâu ngày sẽ làm cho gạch không còn chắc chắn nữa, phần nước ngấm ở ngoài sẽ tích tụ thành nấm mốc và những vết loang lổ trông mất thẩm mỹ.


Việc sử dụng vật liệu xây dựng thô không đủ lượng, cộng thêm là việc thi công không đúng cách, không đúng quy trình và khâu chống thấm ngay từ đầu không được chú trọng nên khả năng chống thấm giữa các bức tường nhà và sàn không được cao, dẫn đến nhiều hậu quả sau này mà khó sửa chữa được mà vị trí dễ bị thấm nhất là bắt đầu từ dưới chân tường do đây là vị trí hay tiếp xúc nhiều với nước.


chong-tham-tuong.PNG

Chống thấm tường nhà

Xem thêm: Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình vững chắc


Chống thấm tường hiệu quả

Đối với công trình đã xây rồi thì ban đầu, khoét một rãnh nhỏ dọc theo chân tường, sau đó quét một lớp vữa xi măng lên đường rãnh này, lớp vữa này sẽ làm cho các khe hở se khít lại, có thể ngăn chặn được sự thấm thẩm thấu của nước.


Hoặc là trám các đường rãnh bằng một lớp vữa xi măng và phụ gia chống thấm, lưu ý trám vữa xi măng, cát và phụ gia thẩm thấu với độ dày vừa phải để chân tường được phủ kín bằng vữa có thể chống thấm hiệu quả.


Đối với công trình chưa xây dựng thì nên lớp gạch ở chân tường, gạch thường dùng là gạch men, gạch sứ,... để giảm thiểu sự loang lổ và thẩm thấu của nước, và cách này vẫn phải trám một lớp chống thấm lên đường rãnh giữa mặt sàn và tường.


Cty TNHH DV Bất Động Sản Leader Real

10 Phan Đăng Lưu, F7, Q. Bình Thạnh, TPHCM

Điện thoại: 08 730 88678 - Hotline: 0968.44.68.68

Email: info@leaderreal.com.vn